Bệnh khô chân ở gà là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi của gà với tỷ lệ chết lên đến 30%. Nếu không phát hiện kịp thời và có phương thức điều trị hiệu quả sẽ gây lây lan trong đàn và gây thiệt hại kinh tế cho bà con chăn nuôi.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết bệnh khô chân ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

Bệnh khô chân ở gà là gì?

Đây có thể là một bệnh hoặc một triệu chứng của bệnh
Đây có thể là một bệnh hoặc một triệu chứng của bệnh

Gà bị khô chân có thể là một chứng bệnh hoặc một triệu chứng bệnh thường gặp ở gà con và gà trưởng thành. Đây là căn bệnh có tỷ lệ chết lên đến 30%. Thông thường bệnh thường xuất hiện ở 2 giai đoạn chính. Đầu tiên, lúc mới nở từ 2-15 ngày tuổi. Và khi gà trưởng thành đạt trọng lượng trên 1kg.

Gà con mắc bệnh khô chân sẽ phát triển kém và chậm lớn. Ở gà trưởng thành mắc bệnh sẽ sụt cân, giảm tỷ lệ sinh sản.

Nguyên nhân gây bệnh?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô chân là do mất nước
Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô chân là do mất nước

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh khô chân trên gà là do mất nước. Với mỗi độ tuổi gà sẽ có sự khác nhau. Một số nguyên nhân cụ thể:

  • Nguyên nhân gây bệnh ở gà con
    • Do sai sót trong kỹ thuật ấp trứng dẫn đến việc gà con nở không đều.
    • Do vận chuyển con giống xa và không bổ sung thức ăn và nước uống đầy đủ. 
    • Quá trình úm gà nhiệt lượng không đủ, thức ăn không đủ chất, không bổ sung nước đầy đủ.
    • Mật độ úm gà con quá cao.
    • Môi trường úm gà không được đảm bảo khiến gà dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của gà con.
  • Nguyên nhân gây bệnh ở gà trưởng thành
    • Chế độ ăn không phù hợp khiến gà thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng.
    • Không bổ sung nước đầy đủ cho gà, khiến gà bị thiếu nước.
    • Do mắc các bệnh như: bạch lỵ, thương hàn, tụ huyết trùng,… gây ra triệu chứng khô chân.
    • Gà ăn quá nhiều, bị bội thực thức ăn hoặc bị nghẽn đường ruột, mắc bệnh nấm diều,…cũng là nguyên nhân dẫn đến khô chân ở gà.

Các con đường lây truyền bệnh

Bệnh có thể lây gián tiếp do gà mang mầm bệnh thải ra ngoài môi trường hoặc dính vào thức ăn và nước uống, chất độn chuồng.

Gà bị bệnh khô chân có những biểu hiện gì?

Phần da chân gà khô quắt khi mắc bệnh
Phần da chân gà khô quắt khi mắc bệnh

Triệu chứng khi mắc bệnh 

  • Hai chân và các cơ của gà bị teo lại và co quắp do mất nước. Phần da chân gà khô quắt và gầy gò.
  • Gà ủ rũ, lông gà xù lên. Gà mắc bệnh thường chậm chạp, ít vận động, kém ăn.
  • Gà bị teo lườn và xệ cánh.
  •  Gà có hiện tượng bỏ ăn. Hai mắt nhắm nghiền.

Bệnh tích khô chân trên gà?

Ngoài một số biểu hiện bên ngoài, khi tiến hành mổ khám cũng có một vài dấu hiệu bệnh tích:

  • Xác gà nhẹ, lông gà xù
  • Bụng gà nặng. Do bệnh ở gà con khiến cho lòng đỏ không tiêu.
  • Diều không có thức ăn 
  • Ruột gà bị quắt lại. Viêm cát và viêm xuất huyết.

Ngoài bệnh tích trên những bộ phận trên thì các cơ quan khác của gà không có biểu hiện đặc biệt gì khác.

Phương pháp phòng và trị bệnh khô chân ở gà

Nên chú trọng thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho gà
Nên chú trọng thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh cho gà

Biện pháp phòng bệnh

  • Luôn kiểm tra, đảm bảo nhiệt độ úm thích hợp cho gà con. Nên duy trì khoảng 60 – 100 con gà/ bóng có thể thay đổi tùy theo mùa. Bóng đèn nên treo, cách mặt đất từ 50 – 60cm.  
  • Cung cấp đủ nước và thức ăn cho gà. Thức ăn cho gà luôn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
  • Thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vacxin cho gà.
  • Nên nuôi gà với mật độ phù hợp. Đảm bảo không khí chuồng nuôi lưu thông tốt nhất.
  • Sát trùng, vệ sinh khu vực chuồng trại, và xung quanh trước khi thả đàn gà mới vào.

Cách chữa và điều trị khi bị bệnh

Nên cách li riêng gà có biểu hiện bị bệnh để tiện cho việc điều trị
Nên cách li riêng gà có biểu hiện bị bệnh để tiện cho việc điều trị
  • Điều trị bệnh ở gà con
    • Cách li riêng những chú gà có biểu hiện bị bệnh khô chân tiện cho việc theo dõi, điều trị. Đồng thời phòng trừ trường hợp bệnh lây lan sang cả đàn.   
    • Sử dụng thuốc kháng sinh Florfenicol 4% hoặc Trimethoprim + Sulfamethoxazole trộn vào nước uống hoặc thức ăn cho gà.
  • Điều trị bệnh ở gà trưởng thành
    • Sử dụng thuốc kháng sinh Pharmequin, Pharamox hoặc Ampicol với liều lượng 1g/1l hòa vào nước cho gà uống. Ngoài ra, có thể dùng Pharcolivet với tỷ lệ 10g/2,5 lít pha với nước của gà. Cần duy trì liên tục từ 4 – 5 ngày để khống chế sự phát triển của vi khuẩn. 
    • Cách ly gà bị bệnh. Nếu gà chết cần phương án tiêu hủy nếu gà bị tránh lây lan cả đàn.

Các loại thuốc đặc trị bệnh khô chân

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh này cho gà. Vì vậy người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho gà.

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh khô chân ở gà là gì? Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất 07/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị bệnh khô chân hiệu quả cho đàn gà của mình

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về Bệnh khô chân ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here