Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hay còn gọi là bệnh sốt rét gà. Bệnh có thể xảy ra ở phạm vị rộng. Tỷ lệ nhiễm bệnh không cao nhưng tỉ lệ tử vong cao đặc biệt với gà con. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết ký sinh trùng đường máu ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là gì?

Bệnh Có thể có khả năng xảy ra ở phạm vi rộng
Bệnh Có thể có khả năng xảy ra ở phạm vi rộng

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hay bệnh sốt rét gà là một bệnh nguy hiểm làm hạn chế sự phát triển của gà. Bệnh có khả năng xảy ra ở phạm vi rộng, tuy nhiên tỷ lệ lây lan ở trong đàn chậm. Chúng tùy thuộc vào ký chủ làm trung gian truyền bệnh. 

Ký sinh trùng gây bệnh phát triển mạnh mẽ với điều kiện môi trường ẩm ướt, nắng nóng. Tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 15 – 20 %. Tỷ lệ gây tử vong ở bệnh rất cao đối với gà con tới 70%. Đối với gà trưởng thành, gà đẻ tỷ lệ tử vong khoảng 5 – 20%.

Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do một loại đơn bào sống ký sinh trong máu có tên là  Leucocytozoon – cauleri gây nên. Ký sinh trùng phá hủy các tế bào hồng cầu và các tế bào bạch cầu của gà. Chúng gây ra chứng thiếu máu, khiến gà suy nhược.

Sau đó chúng di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho gà.

Các con đường lây truyền bệnh

Bệnh lây truyền qua vật truyền trung gian như muỗi vằn, các loại côn trùng,…Các loại côn trùng này hút máu vật chủ đồng thời truyền mầm bệnh qua cho gà.

Đường lây nhiễm của bệnh này là thông qua tuyến nước bọt của các vật chủ trung gian như muỗi, dĩn, ruồi, các loại côn trùng,…Khi chúng cắn, hút máu của gà sẽ khiến đơn bào của ký sinh trùng truyền vào cơ thể gà. Sau đó, xâm nhập vào trong máu gà và gây bệnh.

Gà bị bệnh ký sinh trùng đường máu có những biểu hiện gì?

Khi mắc bệnh thường bị sốt cao, ủ rũ mệt mỏi
Khi mắc bệnh thường bị sốt cao, ủ rũ mệt mỏi

Triệu chứng khi mắc bệnh ký sinh trùng máu ở gà

Tùy thuộc vào chủng loại gây bệnh, tình trạng sức khỏe của mỗi con gà mà thời gian ủ bệnh cũng như tình trạng bệnh có sự khác nhau. Trung bình, thời gian ủ bệnh của gà thường từ 1 đến 2 tuần. Có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng:

  • Gà sốt cao, ủ rũ mệt mỏi. Gà giảm ăn uống, gầy gò.
  • Tích và mào gà nhợt nhạt, trắng bệch
  • Gà bị mất thăng bằng, di chuyển khó khăn. Gà thở nhanh, thiếu máu.
  • Bị tiêu chảy kéo dài. Phân có màu xanh lá cây, nhớt. Một số trường hợp có thể lẫn máu do ruột bị tổn thương. 
  • Ở đàn gà sinh sản giảm đẻ đột ngột.

Bệnh tích ký sinh trùng đường máu ở gà?

Tình trạng xuất huyết ở cơ quan nội tạng gan
Tình trạng xuất huyết ở cơ quan nội tạng gan
  • Xác gà gầy. Phần ngục và chân gà có nhiều vết đốt của côn trùng bị tụ máu.
  • Có tình trạng xuất huyết ở nhiều cơ quan nội tạng như gan, tụy, thận, buồng trứng. Xuất huyết thành các vết chấm tròn.
  • Có tình trạng xuất huyết lấm tấm trên cơ ngực, cơ đùi, phần dưới da, ở chân và cánh.
  • Máu gà khi mổ khám loãng, khó đông hoặc không đông.
  • Gan và lách gà bị sưng to, mủn nát, dễ vỡ.
  • Ruột gà chứa nhiều phân có màu xanh lá cây. Với gà bị bệnh lâu ngày có thể thấy nhiều nang bào ký sinh màu trắng như hạt gạo nằm rải rác ở tụy.
  • Cơ ức gà bị khô cứng, nhợt nhạt.

Phương pháp phòng và trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bổ sung các loại thức ăn dinh dưỡng, thuốc bổ nâng cao sức khỏe cho gà
Bổ sung các loại thức ăn dinh dưỡng, thuốc bổ nâng cao sức khỏe cho gà

Biện pháp phòng bệnh cho gà

  • Phòng bệnh bằng vệ sinh:
    • Khi xây dựng chuồng trại cho gà cần tránh các khu vực ẩm thấp, ngập nước.
    • Thường xuyên phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt muỗi và côn trùng định kỳ khu vực chăn nuôi. Giúp tiêu diệt ký chủ trung gian lây nhiễm bệnh cho gà.
    • Tăng cường các biện pháp quản lý và chăm sóc cho gà.
  • Phòng bệnh bằng cách tăng đề kháng cho gà: Bổ sung cho gà các loại thuốc trợ sức, trợ lực như các loại vitamin, các loại thuốc bổ cho gan và men tiêu hóa giúp cải thiện sức khỏe cho gà.

Cách chữa và điều trị khi bị bệnh

Cho gà uống thuốc để tiêu diệt mầm bệnh
Cho gà uống thuốc để tiêu diệt mầm bệnh

Để điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu hiệu quả ở gà bà con cần xử lý theo 3 bước sau:

  • Ngăn chặn sự tiếp xúc của vật chủ trung gian với đàn gà:

Khi phát hiện gà mắc bệnh cần tiến hành xử lý khu vực chuồng nuôi và phun thuốc diệt muỗi, côn trùng cho khu vực trong và xung quanh chuồng nuôi.

  • Dùng thuốc điều trị bệnh

Sử dụng thuốc đặc trị để tiêu diệt mầm bệnh kết hợp cho gà dùng thêm thuốc bổ trợ, các loại thuốc giải độc gan thận, chất điện giải,… để tăng sức đề kháng.

  • Tiến hành phòng bệnh lâu dài cho đàn

Sau khi điều trị khỏi bệnh cho đàn gà, để ngăn bệnh tái nhiễm cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh lâu dài.

Các loại thuốc đặc trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Loại thuốc đặc trị bệnh mang lại hiệu quả cao cho bệnh ký sinh trùng đường máu là các loại thuốc có chứa thành phần chính là  Sulfamonomethoxine. Đây là loại thuốc có tác dụng tốt với chỉ số an toàn cao. Để trị bệnh hiệu quả cần trộn thuốc vào thức ăn cho ăn liên tục 3 – 5 ngày.

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là gì? Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất 07/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị ký sinh trùng đường máu hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here