Bệnh giun đũa ở gà được xem là một trong những căn bệnh phổ biến ở gà. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì có thể khiến gà ốm yếu, chậm lớn gây ảnh hưởng đến chất lượng đàn gà, làm giảm hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết bệnh giun đũa ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

Bệnh giun đũa ở gà là gì?

Là bệnh thường gặp ở gà do giun tròn sống kí sinh trong đường tiêu hóa
Là bệnh thường gặp ở gà do giun tròn sống kí sinh trong đường tiêu hóa

Là căn bệnh thường gặp ở gà do giun tròn kí sinh trong đường tiêu hóa. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở gà khoảng 18 – 37%. Hầu như tất cả các giống gà đều có khả năng mắc bệnh này. 

Gà trên 3 tháng tuổi thường có tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với với gà con dưới 3 tháng tuổi. Mô hình nuôi gà chăn thả hay nuôi gà trên nền trấu thường rất dễ nhiễm bệnh giun đũa cho gà.

Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh do Ascaridia galli thuộc lớp giun tròn gây ra. Giun sống trong ống ruột. Chúng phát triển và sinh sản ở đường tiêu hóa. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phân tán trong chất độn chuồng. Ở điều kiện môi trường nóng ẩm, trứng giun phát triển thành phôi. 

Nếu gà nuốt phải trứng giun này vào đường tiêu hóa. Dưới tác dụng của men tiêu hóa. Sau vài ngày những ấu trùng trứng giun được hình thành từ trứng sẽ chui qua niêm mạc ruột vào gan. Sau đó tiến lên phổi rồi ra khí quản. Tiếp đó theo niêm dịch lại trở về đường tiêu hóa và phát triển thành giun trưởng thành. Vòng đời của giun kéo dài khoảng 50 ngày.

Với gà nuôi thịt hai tháng tuổi xuất chuồng không cần tẩy giun. Nhưng với gà nuôi đẻ hay gà ta thì sau hai tháng tuổi cần tiến hành tẩy giun. Cứ 2 -3 tháng sẽ tẩy giun lại 1 lần.

Các con đường lây truyền bệnh

  • Bệnh lây truyền do gà ăn phải trứng giun có trong phân, các chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi,..
  • Gà lây nhiễm do trứng giun ở môi trường bên ngoài.

Gà bị bệnh giun đũa có những biểu hiện gì?

Mổ khám và quan sát biểu hiện bệnh tích
Mổ khám và quan sát biểu hiện bệnh tích

Triệu chứng khi mắc bệnh giun đũa ở gà

Gà nhiễm bệnh vào thời gian đầu ít thấy có triệu chứng xuất hiện. Sau 1 đến 2 tháng, gà bắt đầu có một số biểu hiện:

  • Gà mệt mỏi, ủ rũ, xù lông
  • Gà chậm lớn, còi cọc, bị tiêu chảy. Da gà xanh xao và thiếu máu. Do tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa làm hạn chế hấp thu vitamin A và các chất dinh dưỡng khác. 
  • Đôi khi gà chết đột ngột. Do giun ký sinh quá nhiều gây tắc ruột.
  • Ở gà đẻ, nếu nhiễm giun nhiều có thể gây giảm đẻ.

Bệnh tích tụ bệnh giun đũa trên gà?

  • Niêm mạc đường tiêu hóa thay đổi. Xuất hiện sung huyết đỏ do giun bám vào thành ruột để hút chất dinh dưỡng.
  • Thành ruột của gà dày lên và nhu động giảm.
  • Giun và ấu trùng có thể xuyên qua ruột vào túi mật, gan, tim, thận. Chúng gây tích nước màng tim, thoái hóa những tổ chức ở gan, tim, thận, phổi.

Phương pháp phòng và trị bệnh giun đũa ở gà

Đảm bảo thức ăn và nước uống cho gà vệ sinh, sạch sẽ không bị bẩn
Đảm bảo thức ăn và nước uống cho gà vệ sinh, sạch sẽ không bị bẩn

Biện pháp phòng bệnh

  • Dùng thức ăn và nước uống cho gà cần đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ không bị nhiễm phân gà và đất cát.
  • Nên nuôi gà trên sàn, hạn chế tiếp xúc với phân có nhiễm trứng giun.
  • Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại. Trước khi nuôi lứa gà mới nên tiến hành sát trùng chuồng nuôi.
  • Không được nuôi nhốt chung gà con với gà lớn. Vì trứng giun từ gà lớn thải ra có thể gây bệnh sớm cho gà con.
  • Nếu nuôi gà trên nền đất thì cần đảm bảo chất lót chuồng luôn khô ráo, không bị ẩm ướt.
  • Gà từ  hai tháng tuổi trở lên cần cho dùng thuốc tẩy giun. Sau 2 đến 3 tháng thì tẩy lại một lần.

Cách chữa và điều trị khi bị bệnh

Sử dụng các loại thuốc tẩy giun đũa để điều trị cho gà
Sử dụng các loại thuốc tẩy giun đũa để điều trị cho gà

Khi phát hiện gà nhiễm bệnh cần tiến hành cách ly tránh lây nhiễm và tiện cho việc điều trị. Gà từ hai tháng tuổi trở lên mắc bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc tẩy giun trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Với gà lớn mắc bệnh có thể sử dụng thuốc tiêm. Đồng thời, bổ sung thêm men vi sinh, khoáng chất,.. để tăng đề kháng cho gà.

Các loại thuốc đặc trị bệnh giun đũa cho gà

Một số loại thuốc tẩy giun được khuyến cáo sử dụng với hiệu quả tốt:

  • Thuốc Lvermectine: Có thể tẩy được giun non. Hiệu quả tẩy giun từ 90 – 95%
  • Thuốc Tetramisol: Hiệu quả tẩy giun 100%
  • Thuốc Menbendazole: hiệu quả tốt  với giun đũa gà.
  • Thuốc Fenbendazole:  hiệu quả tẩy giun cao từ 99  – 100%

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh giun đũa ở gà là gì? Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất 07/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị bệnh giun đũa hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về Bệnh giun đũa ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here