Bệnh thiếu vitamin A ở gà là căn bệnh thường gặp ở gà. Bệnh không gây chết đột ngột nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng gà, làm giảm năng suất chăn nuôi.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết thiếu Vitamin A ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

Bệnh thiếu vitamin A ở gà là gì?

Bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết các giống gà
Bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết các giống gà

Bệnh thiếu Vitamin A trên gà là bệnh do gà bị thiếu Vitamin A. Bệnh không làm gà chết đột ngột. Mà về lâu dài bệnh khiến gà chậm phát triển, gà ốm yếu, bị rối loạn vận động. Gà đẻ nhiễm bệnh có thể giảm sản lượng trứng, tỷ lệ nở của phôi thấp.

Bệnh có thể xuất hiện trên tất cả các giống gà. Bệnh gây tổn thương ở đường tiêu hóa gây tiêu chảy. Gây tổn thương niêm mạc mắt gây mù mắt.

Nguyên nhân gây bệnh?

  • Do khẩu ăn, thức ăn hằng ngày của gà thiếu Vitamin A.
  • Do một số tác nhân bên ngoài gây Oxy hóa Vitamin A trong thức ăn. Làm mất đi tác dụng của Vitamin A.
  • Khi trộn thức ăn có nhầm lẫn hoặc trộn thức ăn không đồng đều.
  • Gà mắc xen kẽ các bệnh như bệnh cầu trùng, giun sán. Làm giảm khả năng hấp thu Vitamin của cơ thể.

Các con đường lây truyền bệnh

Bệnh do các tác nhân bên ngoài và khả năng hấp thụ Vitamin A của cơ thể gà. Bệnh phụ thuộc vào hàm lượng Vitamin A trong cơ thể gà. Vì vậy, bệnh không có tính lây truyền.

Gà bị bệnh thiếu vitamin A có những biểu hiện gì?

Gà bị thiếu Vitamin A, lông xơ xác, đi lại thất thểu
Gà bị thiếu Vitamin A, lông xơ xác, đi lại thất thểu

Triệu chứng khi mắc bệnh thiếu vitamin A ở gà

Triệu chứng thiếu hụt vitamin A ở gà phụ thuộc vào hàm lượng Vitamin A có ở trong thức ăn. Cũng như thời gian mà gà bị thiếu hụt Vitamin A. Một số biểu hiện của gà khi thiếu Vitamin A:

  • Ở Gà con:

Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 2 đến 3 tuần tuổi. Đặc biệt, ở gà con mới nở từ trứng của gà mẹ bị thiếu Vitamin trong quá trình nuôi dưỡng.

  • Gà con chảy nước mắt do màng kết mạc mắt bị viêm. Chất đậu tập trung ở túi kết mạc mắt. Mắt có ghèn.
  • Sau đó gà bị mù do biểu mô giác mạc bị sừng hóa.
  • Mũi bị chảy nước do niêm mạc đường hô hấp bị viêm.
  • Gà chậm phát triển, di chuyển không vững, run rẩy.
  • Lông gà xù, xơ xác. Da chân, mỏ gà nhợt nhạt. Mào gà khô hoặc bị teo quắt lại.
  • Đôi khi có xuất hiện triệu chứng thần kinh. Gà đi lại thất thểu, bệnh nặng có thể bại liệt.
  • Ở gà đẻ:
    • Gà bị giảm đẻ. Tỷ lệ nở của trứng thấp.
    • Trong trứng gà có những điểm máu. Lông đỏ nhợt nhạt.
    • Kết mạc và giác mạc của mắt khô.
    • Chân gà, da, mào và tích bị khô, nhợt nhạt.

Bệnh tích thiếu Vitamin A trên gà?

Mổ khám quan sát bệnh tích thấy:

  • Biểu mô họng của gà bị Kitin hóa hay sừng hóa. Có mụn màu trắng trong miệng, ở hầu và thực quản gà.
  • Thận gà nhợt nhạt, các ống thận nhỏ. Bể thận chứa đầy chất urat trắng.
  • Tim có hiện tượng sưng phù to ở vùng tâm thất.
  • Mề gà giãn to và nhão.
  • Diều và ruột gà bị viêm Cata.
  • Túi Fabricius của gà bị dãn to do tích đầy urat hoặc các chất ngoại xuất nhầy trắng.
  • Trong phủ tạng gà đôi khi có chất urat trắng bao phủ trên bề mặt như rắc bột.

Phương pháp phòng và trị bệnh thiếu vitamin A ở gà

Khi bổ sung Vitamin A cho gà cần chú ý bổ sung đúng liều lượng
Khi bổ sung Vitamin A cho gà cần chú ý bổ sung đúng liều lượng

Biện pháp phòng bệnh

Bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn của gà theo định lượng hoặc tính theo con mỗi ngày cần từ 10 – 20 UI. Định lượng theo khẩu phần ăn được khuyến cáo:

  • Với gà con: 9.000 – 15.000 UI/kg thức ăn.
  • Với gà gò: 7.500 – 10.000 UI/kg thức ăn.
  • Với gà đẻ: 10.000 – 15.000 UI/kg thức ăn.

Khi bổ sung Vitamin A cho gà cần chú ý bổ sung đúng liều lượng. Nếu dùng quá liều sẽ khiến gà mệt mỏi, đờ đẫn, bỏ ăn. Nếu kéo dài có thể gây giảm tăng trọng cho gà. Khi gà có biểu hiện mệt mỏi kém ăn cần ngừng cho gà dung Vitamin A ngay. 

Cách chữa và điều trị khi bị bệnh

Để điều trị bệnh cho gà bà con cần tăng liều lượng lên 2 – 3 lần Vitamin cho gà so với liều phòng bệnh. Và giữ liều lượng cho gà ăn liên tục từ 3 – 5 ngày.

Các loại thuốc đặc trị bệnh thiếu vitamin A cho gà

Để điều trị cho gà bà con có thể dùng các chế phẩm bổ sung
Để điều trị cho gà bà con có thể dùng các chế phẩm bổ sung

Đây là bệnh không có thuốc đặc trị. Để chữa bệnh cho gà bà con có thể mua các chế phẩm bổ sung Vitamin A có sẵn trên thị trường như: Viplus, Polymicrine, Embavit, Vitamin Shellaid,…Bà con có thể tham khảo bác sỹ thú y để chọn được loại phù hợp cho đàn gà của mình để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh thiếu vitamin A ở gà là gì? Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất 07/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị bệnh thiếu vitamin A hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về Bệnh thiếu vitamin A ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here