Bệnh Ecoli ở gà là một bệnh truyền nhiễm, bệnh thường hay nhiễm kế phát với các bệnh khác như CRD, IB, ORT,..Nếu không phát hiện và tiến hành điều trị sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Từ đó, gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết Ecoli ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

Bệnh Ecoli ở gà là gì?

Là bệnh do vi khuẩn gây ra ở gà con và gà trưởng thành
Là bệnh do vi khuẩn gây ra ở gà con và gà trưởng thành

Bệnh Ecoli là bệnh do vi khuẩn gây ra. Chúng thường sống trong đường tiêu hóa của gà. Vi khuẩn gây bệnh có sẵn ở ngoài môi trường. Tuy nhiên, chỉ có một số chủng Serotype là gây bệnh. Bệnh thường xảy ra ở gà con hoặc nhiễm kế phát ngay sau khi gà mắc bệnh CRD. Chính vì thế, có nhiều thể bệnh khác nhau. Các thể bệnh thường mắc ở gà:

  • Thể viêm túi khí: 

Đây là thể bệnh do kế phát các bệnh về đường hô hấp như tụ huyết trùng, CRD, viêm phế quản truyền nhiễm và viêm khí quản truyền nhiễm. Vi khuẩn Ecoli có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các mô đã bị tổn thương ở đường hô hấp. 

  • Thể bại huyết:

Vi khuẩn xâm nhập vào máu quá nhiều, trong điều kiện không lợi thế cho sức khỏe của gà như: tiêm phòng, thức ăn thay đổi, giai đoạn gà sinh sản và mắc kế phát sau các bệnh hô hấp. 

  • Thể viêm ruột:

Đây là thể bệnh nhiễm do nhiễm trùng kế phát sau các bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh cầu trùng, ký sinh trùng, thiếu Vitamin A,..làm cho niêm mạc ruột bị tổn thương.

  • Thể viêm vòi trứng:

Do vi khuẩn bệnh xâm nhập qua hậu môn, qua nang trứng vào cơ thể. Vi khuẩn gây viêm ở đường sinh dục. Vì vậy, trứng sẽ bị nhiễm Ecoli, khiến cho phôi chết trước khi nở hoặc chết sau khi nở.

  • Thể chết phôi:

Vi khuẩn xâm nhập qua vỏ trứng vào phôi và gây chết phôi.

Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh Ecoli ở gà do vi khuẩn Escherichia coli gây nên. Hầu hết các loại gia cầm đều mẫn cảm và có khả năng mắc bệnh này. Ở gà ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh. Tỷ lệ nhiễm bệnh và chết của gà tùy thuộc vào từng khu vực. Bởi mỗi hộ chăn nuôi, trang trại đều có biện pháp phòng và vệ sinh khác nhau. 

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1-3 ngày. Và từ 5 – 7 ngày vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết.Vi khuẩn E.coli sống trong ruột của gà và các gia cầm khác. Thông thường, chúng sẽ được kiểm soát nhờ các hệ sinh vật trong hệ thống đường ruột. Tuy nhiên, nếu như số lượng vi khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển quá mức sẽ gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong cho gà.

Các con đường lây truyền bệnh

  • Bệnh có thể lây truyền qua trứng do gà mẹ bị nhiễm bệnh trong giai đoạn sinh sản.
  • Lây nhiễm qua đường hô hấp. Gà bị bệnh CRD làm cho niêm mạc của phế quản bị tổn thương. Vi khuẩn theo đó xâm nhập qua vết thương vào cơ thể.
  • Bệnh lây qua vỏ trứng. Do trứng bị nhiễm bẩn từ phân hay môi trường ở chuồng trại có mầm bệnh.
  • Lây nhiễm qua thức và nước uống bị nhiễm mầm bệnh.

Gà bị bệnh Ecoli có những biểu hiện gì?

Gà mắc bệnh mệt mỏi, không thích đi lại
Gà mắc bệnh mệt mỏi, không thích đi lại

Triệu chứng khi mắc Bệnh Ecoli ở gà

  • Xuất hiện tình trạng khó thở.
  • Biểu hiện mệt mỏi, không thích đi lại, chậm chạp.
  • Gà chết đột ngột, không rõ bệnh tích. Tỷ lệ chết đột ngột chiếm 1 -2 %
  • Gà nhiễm bệnh thường bị tiêu chảy nặng, phân gà có dịch nhầy màu trắng, nâu hoặc xanh.
  • Gà mái giảm năng suất trứng. Trứng gà đôi khi có lẫn máu.

Bệnh tích Ecoli trên gà?

Mổ khám quan sát bệnh tích
Mổ khám quan sát bệnh tích
  • Các túi khí dầy, có màu trắng như bã đậu.
  • Màng tim, gan và xoang phúc mạc bị viêm dính vào tim, gan.
  • Ruột gà có màu trắng đục. Mô vùng rốn gà sưng đỏ và phù nề.
  • Đường tiêu hóa có chứa máu và chất dịch nhầy. Thành ruột gà sưng to, dầy và bị phù nề.
  • Phổi bị viêm bao phủ một lớp màng Fibrin.

Phương pháp phòng và trị bệnh Ecoli ở gà

Sử dụng kháng sinh và Vacxin để phòng bệnh cho gà
Sử dụng kháng sinh và Vacxin để phòng bệnh cho gà

Biện pháp phòng bệnh

Để phòng bệnh Ecoli ở gà bà con nên thực hiện một số biện pháp:

  • Phòng bệnh cho gà bằng các loại vacxin 
  • Phòng bệnh bằng sử dụng kháng sinh:

Người nuôi có thể sử dụng một trong những loại thuốc kháng sinh như Ampicillin, Ampiseptryl, Genta – Colenro,…

  • Phòng bệnh thông qua vệ sinh thú y:
    • Vệ sinh khu vực chuồng nuôi định kỳ để giảm vi khuẩn có trong môi trường.
    • Xây dựng chuồng trại phải thông khí để các loại khí độc như Amoniac không gây độc cho cơ thể.
    • Giữ vệ sinh và khử trùng khu vực chuồng trại, lò ấp, trứng,…

Cách chữa và điều trị khi bị bệnh

Ngoài cho gà uống thuốc nên bổ sung các loại thuốc bổ cho gà
Ngoài cho gà uống thuốc nên bổ sung các loại thuốc bổ cho gà

Để điều trị bệnh cho gà, người chăn nuôi cần cho gà uống các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn E Coli. Đồng thời, cho gà uống thêm thuốc bổ, thuốc trợ sức giúp gà nâng cao sức đề kháng trong thời gian chữa trị bệnh cho gà. 

Sau khi dùng hết liều kháng sinh, bà con cần tiến hành cho gà uống thêm men tiêu hóa. Điều này giúp gà cải thiện hệ vi sinh đường ruột và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Các loại thuốc đặc trị Bệnh Ecoli ở gà

Về thuốc đặc trị để chữa bệnh Ecoli cho gà bà con có thể tham khảo dùng Florfenicol kết hợp với Doxycylin hoặc thuốc Oxytetracyclin hay Lincospecto để trị bệnh cho gà. 

Liều lượng dùng của từng loại thuốc được tính theo thể trọng gà. Bà con nên đọc kỹ cách dùng và liều lượng trên bao bì sản phẩm để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

Lời kết

Bài viết trên đây, Trại gà Việt đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh Ecoli ở gà hiệu quả nhất 05/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị bệnh Ecoli hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về Bệnh Ecoli ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here