Bệnh đầu đen ở gà hay còn gọi là bệnh kén ruột, bệnh viêm gan ruột. Bệnh gây chết ít tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời khiến bệnh trở nặng có thể gây thiệt hại cho đàn gà của bà con.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết bệnh đầu đen ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

Bệnh đầu đen ở gà là gì?

Hầu hết các giống gà đều có thể mắc bệnh này
Hầu hết các giống gà đều có thể mắc bệnh này

Bệnh đầu đen trên gà là bệnh gây viêm manh tràng và gan. Chúng có triệu chứng khá giống bệnh cầu trùng, bệnh thương hàn và Gumboro ở gà.

Hầu hết các giống gà đều mẫn cảm và mắc bệnh này. Đặc biệt, với giống gà Tây và gà giò thường có tỷ lệ mắc cao hơn. Bệnh ít xuất hiện ở gà lớn từ 5 – 6 tháng tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra. Chúng ký sinh ở niêm mạc manh tràng và gan và gây ra các bệnh tích tại đây. Một số nguyên nhân khiến bệnh gia tăng trong đàn:

  • Nhiệt độ và độ ẩm không khí cao trong mùa mưa.
  • Vệ sinh chuồng trại không tốt hoặc chuồng không có chất độn chuồng. Gà mổ đất ăn.
  • Gà ăn chất độn chuồng do thiếu thức ăn và bị nhiễm trứng giun có mầm bệnh.
  • Có các bệnh khác kết hợp và nhiễm một số vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hóa.

Các con đường lây truyền bệnh

  • Bệnh lây qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm trứng giun có chứa mầm bệnh Histomonia. 

Khi gà ăn phải trứng giun mang ký sinh trùng Histomonia. Chúng xâm nhập và di chuyển vào đường tiêu hóa, đặc biệt là ở khu vực ruột non. Các mầm bệnh tăng sinh bằng cách phân đôi, tập trung gây bệnh ở manh tràng và đi ra ngoài theo phân. Những con gà khác ăn phải sẽ bị lây nhiễm.

  • Lây nhiễm qua giun đất.

Trứng giun kim sống ở trong cơ thể gà đã nhiễm mầm bệnh Histomonia bị thải ra ngoài môi trường. Giun đất ăn phải, sau đó gà ăn giun đất. Mầm bệnh cũng xâm nhập và phát ra trong cơ thể gà.

Gà bị bệnh đầu đen có những biểu hiện gì?

Gà mắc bệnh lông xù, cánh bị sã xuống
Gà mắc bệnh lông xù, cánh bị sã xuống

Triệu chứng khi mắc bệnh đầu đen ở gà

Sau khi nhiễm mầm bệnh, sau 9 – 10 ngày ở gà bắt đầu xuất hiện triệu chứng:

  • Gà xù lông, cánh sã xuống, gà ốm yếu đi lại kém.
  • Phân gà có màu vàng, có mùi hôi khó chịu.
  • Mỏ gà thường chúi xuống đất.

Ở giống gà giò các triệu chứng không điển hình. Chỉ thấy gà chậm chạp, ủ rũ, ngại vận động sau một thời gian thì trở lại bình thường. Tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 1-10% và tỷ lệ chết khoảng 2%.

Bệnh tích bệnh đầu đen trên gà?

Bệnh tích bệnh đầu đen thông qua mổ khám ở gan
Bệnh tích bệnh đầu đen thông qua mổ khám ở gan

Bệnh tích của bệnh đầu đen được xác định thông qua mổ khám ở gan và manh tràng của gà:

  • Bệnh tích ở manh tràng:
    • Manh tràng của gà có các vết loét lớn hoặc nhỏ. Các vết loét này có thể bị vỡ ra tràn phân, dịch viêm và xoang bụng. Chúng gây viêm dính xoang bụng với ruột.
    • Ở trong thành ruột, có những đám bã đậu trắng.
  • Bệnh tích ở gan:

Ở gan có những vết hoại tử trắng. Điều này là do Histomonia xâm nhập vào tổ chức gan thông qua động mạch chủ. Những vùng hoại từ này thường có đặc điểm: Có màu vàng, vết hoại tử tròn, lõm ở giữa, có kích thước khoảng 1cm. 

Phương pháp phòng và trị bệnh đầu đen ở gà

Vệ sinh và khử khuẩn định kỳ chuồng nuôi giúp hạn chế nguồn lây nhiễm
Vệ sinh và khử khuẩn định kỳ chuồng nuôi giúp hạn chế nguồn lây nhiễm

Biện pháp phòng bệnh

Để phòng bệnh cho gà người chăn nuôi cần thực hiện các cách phòng bệnh:

  • Nên nuôi gà trên sàn, tránh lây nhiễm mầm bệnh từ trứng giun và giun đất dính vào thức ăn, nước uống của gà.
  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh và khử khuẩn định kỳ chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
  • Dùng các loại thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gà để phòng bệnh.

Cách chữa và điều trị khi bị bệnh đầu đen ở gà

Dùng các loại kháng cho gà uống để điều trị bệnh
Dùng các loại kháng cho gà uống để điều trị bệnh

Để điều trị bệnh đầu đen ở gà bà con dùng các loại kháng sinh chứa Doxycyclin, Metronidazole, Dimetridazole, Sulfamonomethoxine,…cho gà uống. Cùng với đó bổ sung thêm các loại thuốc bổ gan, thuốc trợ sức, men tiêu hóa cho gà.

Quá trình điều trị bệnh, cần tăng cường chăm sóc bổ sung chất dinh dưỡng cho gà. Đồng thời kết hợp vệ sinh, phun khử trùng khu vực chuồng nuôi và xung quanh.

Các loại thuốc đặc trị bệnh đầu đen cho gà

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị riêng cho bệnh đầu đen trên gà. Khi gà bị bệnh bà con có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Và đặc biệt cần chú trọng vào công tác phòng bệnh cho gà.

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh đầu đen ở gà là gì? Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất 07/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị bệnh đầu đen hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về Bệnh đầu đen ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here