Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm. Bệnh gây rối loạn tiêu hóa, khiến gà còi cọc, không phát triển. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời khiến bệnh nặng có thể khiến gà tử vong, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết bệnh cầu trùng ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

Bệnh cầu trùng ở gà là gì?

Là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm trên gà
Là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm trên gà

Bệnh cầu trùng là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm gây bệnh trên gà. Tất cả các giống gà từ 5- 7 ngày tuổi trở đi đều có thể mắc bệnh này. Mức độ bệnh có sự khác nhau phụ thuộc vào phương pháp nuôi. 

Nếu gà nuôi lồng, hay nuôi trên sàn thì tỷ mắc bệnh thấp hơn so với nuôi trên nền đất. Nuôi theo mô hình công nghiệp có trộn thuốc chống cầu trùng vào thức ăn hay nước uống. Thì tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn so với nuôi chăn thả và cho ăn tự do.

Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh gây ra do nhóm nguyên sinh động vật Protoza. Tác nhân bệnh là một loại nội ký sinh thuộc chủng giống Eimeria. 

Có 9 loại chủng cầu trùng có thể gây bệnh trên gà. Tuy nhiên, chỉ có 5 chủng cầu trùng phổ biến thường gặp ở gà với các triệu chứng đặc trưng là ủ rũ, phân có màu đỏ hoặc nâu, gà giảm đẻ. 5 loại cầu trùng gây bệnh phổ biến trên gà:

  • Eimeria tenella: cầu trùng sống ký sinh ở manh tràng
  • Eimeria necatrix: Cầu trùng ký sinh ở ruột non
  • Eimeria acervulina:  Cầu trùng ký sinh ở ruột non
  • Eimeria maxima: Cầu trùng ký sinh ở ruột non
  •  Eimeria brunetti: Cầu trùng ký sinh ở ruột già

Các con đường lây truyền bệnh

Bệnh cầu trùng chủ yếu lân nhiễm qua đường tiêu hóa. Do gà ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Vòng đời sinh sản và phát triển của cầu trùng được tính từ khi gà nhiễm mầm bệnh khi ăn phải nang bào tử của cầu trùng. 

Ở trong đường tiêu hóa, dưới tác dụng kích thích của men tiêu hóa các màng bao bọc bảo tử mang bệnh bị phân hủy và giải phóng mầm bệnh vào khoang ruột. Ở đây các bào tử xâm nhập vào tế bào biểu mô và gây ra các bệnh tích tại đây.

Gà bị bệnh cầu trùng có những biểu hiện gì?

Gà xù lông, ủ rũ, chậm chạp, cánh sã
Gà xù lông, ủ rũ, chậm chạp, cánh sã

Triệu chứng khi mắc bệnh cầu trùng ở gà

  • Gà xù lông, ủ rũ, chậm chạp, cánh sã xuống.
  • Phân gà có màu đỏ, có dính máu. 
  • Gà tiêu chảy phân nhão, hoặc phân có màu trắng, đôi khi có dính máu.
  • Thể trọng gà giảm, gầy đi nhanh chóng.
  • Gà đẻ mắc bệnh năng suất trứng giảm, vỏ trứng mỏng.

Bệnh tích cầu trùng trên gà?

Tiến hành mổ khám và quan sát bệnh tích
Tiến hành mổ khám và quan sát bệnh tích
  • Sau khi nhiễm bệnh khoảng 3 ngày tiến hành mổ khám. Quan sát thấy thành ruột của manh tràng dày lên.
  • Sau khi nhiễm bệnh 4 – 5 ngày, manh tràng bị sưng to, mổ ra thấy chứa đầy máu.
  • Ruột non bị sưng to quá mức, khiến ruột mất khả năng nhu động.
  • Bề mặt niêm mạc của ruột có nhiều điểm trắng, đỏ. Trong đường tiêu hóa có dịch nhầy và máu.
  • Quan sát thấy có vệt trắng ở phần ruột non và tá tràng.
  • Niêm mạc của ruột non phần kế tá tràng dày lên, sưng phù và sung huyết đỏ.

Phương pháp phòng và trị bệnh cầu trùng ở gà

Trộn thuốc với thức ăn hoặc nước uống cho gà để phòng bệnh
Trộn thuốc với thức ăn hoặc nước uống cho gà để phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh 

  • Dùng thuốc trộn với thức ăn hoặc nước uống cho gà dùng. Một số loại thuốc phòng bệnh cho gà: Bio Zurilcoc, Bio – Anticoc, Bio Quino – Coc,…. Tùy theo từng giống gà và độ tuổi gà mà cho gà uống liên tục hoặc dùng theo định kỳ. 

Đối với giống gà thịt nên cho dùng liên tục từ 1 ngày tuổi trở đi. Với gà giống nên dùng liên tục 8 tuần đầu. Sau đó giảm dần, dùng định kỳ 3 ngày trong tuần.

  • Nên ưu tiên nuôi gà trên sàn để hạn chế mầm bệnh lây nhiễm từ phân và nền chuồng vào thức ăn nước uống của gà.
  • Chú ý thường xuyên vệ sinh khử trùng khu vực chuồng nuôi, chất độn chuồng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Sử dụng Vacxin nhược độc tổng hợp phòng 5 loại cầu trùng gây bệnh để phòng bệnh cho gà.

Cách chữa và điều trị khi bị bệnh

Luân phiên thay đổi các loại thuốc tránh gà bị lờn thuốc
Luân phiên thay đổi các loại thuốc tránh gà bị lờn thuốc

Để điều trị bệnh cầu trùng ở gà, bà con có thể sử dụng các loại thuốc phòng bệnh cầu trùng ở trên để điều trị cho gà khi nhiễm bệnh. Ngoài ra, nên luân phiên thay đổi các loại thuốc sau mỗi hai tháng để tránh gà bị lờn thuốc.

Đồng thời, kết hợp bổ sung thêm cho gà các chất điện giải, các chất vitamin để tăng cường đề kháng, gà mau hồi phục hơn.

Các loại thuốc đặc trị bệnh cầu trùng cho gà

Ngoài sử dụng các loại thuốc phòng bệnh để chữa bệnh cầu trùng cho gà. Người chăn nuôi có thể tham khảo một số loại thuốc khác: Vinacoc, Han -coc , Sulfacoc, Nova-coc, …

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh cầu trùng ở gà là gì? Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất 07/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị bệnh cầu trùng hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về Bệnh cầu trùng ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here