Bệnh thương hàn ở gà là một loại bệnh gây nhiễm trùng toàn thân cấp tính. Tỷ lệ chết của bệnh khá cao. Vì vậy người nuôi cần theo dõi để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách hạn chế thiệt hại tối đa cho đàn gà của mình.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết thương hàn ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

Bệnh thương hàn ở gà là gì?

Hầu hết các giống gà đều có thể nhiễm bệnh
Hầu hết các giống gà đều có thể nhiễm bệnh

Bệnh thương hàn gà là bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính. Hầu hết các giống gà đều có thể nhiễm bệnh. Đặc biệt, mầm bệnh có thể lây lan và xâm nhập vào trứng và phôi. Chúng làm chết phôi và hình thành các ổ dịch sớm trên gà con do gà mẹ lây truyền sang.

Tỷ lệ chết bệnh này tùy thuộc vào mức độ phòng bệnh của người chăn nuôi. Tỷ lệ được đánh giá trung bình từ 5 – 30%.

Nguyên nhân gây bệnh?

Gà mắc bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Ở gà trưởng thành, mầm bệnh thường sống ở trong khu vực buồng trứng và dịch hoàn. Ở gà con, vi khuẩn gây bệnh thường được tìm thấy trong máu, túi lòng đỏ.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do mầm bệnh từ môi trường sẵn có hoặc lây nhiễm từ phân hoặc thức ăn chăn nuôi không được xử lý tốt.

Các con đường lây truyền bệnh

  • Bệnh lây truyền dọc qua trứng: Gà bố mẹ nhiễm bệnh từ trước và truyền bệnh qua lòng đỏ trứng. Gà con vừa nở ra đã nhiễm bệnh.
  • Lây nhiễm ngang: Giữa gà đã nhiễm bệnh lây nhiễm qua thức ăn và nước uống. Gà khỏe mạnh ăn phải nên bị nhiễm bệnh.
  • Lây nhiễm qua phân gà bị nhiễm mầm bệnh.
  • Bệnh lây truyền qua các dụng cụ chăn nuôi như: máng ăn, máng uống, chất độn chuồng,…

Gà bị bệnh thương hàn có những biểu hiện gì?

Gà mắc bệnh giảm ăn, lù đù, ốm yếu
Gà mắc bệnh giảm ăn, lù đù, ốm yếu

Triệu chứng khi mắc bệnh thương hàn ở gà

Các triệu chứng bệnh thương hàn gà có sự khác nhau giữa gà nhỏ và lớn. Một số biểu hiện thường thấy khi gà mắc bệnh:

  • Ở gà con:
    • Trứng sau khi được ấp, có dấu hiệu gà mổ vỏ, tuy nhiên phôi chết nhiều. Gà con chết do quá yếu hoặc không thể đạp vỏ chui ra.
    • Gà con bị tiêu chảy, phân gà màu trắng, có nhiều dịch nhầy.
    • Phần hậu môn gà, có phân dính xung quanh, lông đuôi bị bết lại.
    • Bệnh phát nặng gà con sẽ xuất hiện tình trạng chướng bụng. Bụng gà phệ xuống. 
  • Ở gà trưởng thành:
    • Gà giảm ăn, ốm yếu và sụt cân đột ngột. Mào gà tái, nhợt nhạt.
    • Phân gà có màu vàng.
    • Gà mái giảm đẻ. Vỏ trứng gà xù xì, lòng đỏ trong trứng có máu.
    • Gà chết đột ngột.

Bệnh tích thương hàn trên gà?

Bệnh tích ở gan và lá lách gà
Bệnh tích ở gan và lá lách gà
  • Ở gà con khi mổ khám quan sát thấy:
    • Gan và lá lách gà con sưng to, xuất hiện nhiều vết hoại tử có màu trắng lấm tấm.
    • Thận gà xung huyết đỏ. Phổi, tim và thành dạ dày gà con có nhiều điểm trắng xám.
    • Ruột gà bị viêm và các mảng trắng trên niêm mạc ruột.
  • Ở gà trưởng thành:
    • Da gà sậm màu, xác gà gầy còm.
    • Gan gà sưng to có màu xám trắng, nhợt nhạt. 
    • Ruột bị viêm đỏ và loét rộng.
    • Lách gà sưng to lớn hơn bình thường. Đôi khi xuất hiện các nốt màu trắng xám trên bề mặt. 

Phương pháp phòng và trị bệnh thương hàn ở gà

Phòng bệnh cho gà bằng vệ sinh thú y
Phòng bệnh cho gà bằng vệ sinh thú y

Biện pháp phòng bệnh

  • Vệ sinh khu vực chuồng nuôi:

Cần sát trùng chuồng trại và các khu vực xung quanh. Luôn đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, không ẩm mốc. Mật độ chuồng nuôi phù hợp.

  • Trứng dùng để ấp cần được chọn mua kỹ lưỡng. Cần mua trứng khi biết rõ nguồn gốc trứng và đảm bảo trứng không có mầm bệnh.
  • Cho gà dùng kháng sinh hoặc tiêm vacxin cho gà để phòng bệnh.
  • Tăng sức đề kháng cho gà bằng thức ăn và thuốc nâng cao khả năng chống chọi lại với bệnh.

Cách chữa và điều trị khi bị bệnh

Khi gà mắc bệnh cần tiến hành cách ly
Khi gà mắc bệnh cần tiến hành cách ly

Khi gà mắc bệnh cần tiến hành cách ly gà và khử trùng khu vực chuồng trại và xung quanh. Sau khi cách ly gà bệnh, cần bổ sung các loại chất điện giải, vitamin bồi bổ sức khỏe cho gà. Sau đó  tiến hành xử lý tiêu diệt mầm bệnh bằng thuốc.

Các loại thuốc đặc trị bệnh thương hàn cho gà

Một số loại thuốc trị thương hàn cho gà được khuyến nghị: Flo, Enro 200, Colistin – G750,…

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh thương hàn ở gà là gì? Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất 07/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị Bệnh thương hàn hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về Bệnh thương hàn ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here