Bệnh APV ở gà là một trong những căn bệnh về đường hô hấp. Bệnh luôn là nỗi e ngại của bà con chăn nuôi bởi nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây thiệt hại nặng nề. 

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết bệnh APV ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi phòng và trị bệnh hiệu quả hơn cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé!

Bệnh APV ở gà là gì?

Bệnh gây sưng phù đầu gà và ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Bệnh gây sưng phù đầu gà và ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Bệnh APV là một bệnh trên gà gây sưng phù đầu gà và ảnh hưởng đến hệ hô hấp của gà. Gà mắc bệnh APV thường mắc các bệnh kế phát và bệnh ghép như bệnh E.Coli, bệnh thương hàn, bệnh hen CRD,…

Bệnh APV có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của gà. Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện trên giống gà tây. Bệnh có tỷ lệ lây lan cao. Tỷ lệ chết của gà khi mắc bệnh này phụ thuộc vào mầm bệnh kế phát, và các bệnh kế phát. 

Nguyên nhân gây bệnh ?

Virus xâm nhập và gây bệnh trên đường hô hấp của gà
Virus xâm nhập và gây bệnh trên đường hô hấp của gà

Bệnh  APV – Avian Pneumovirus là một bệnh ở gà gây ra chủ yếu do virus ARN. Virus xâm nhập và gây bệnh trên đường hô hấp của gà.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do mật độ nuôi gà thả cao, số lượng gà nuôi trong chuồng nhiều nhưng diện tích chuồng hẹp. Khiến chuồng trại thiếu độ thông thoáng, hàm lượng khí Amoniac cao. Khu vực chăn nuôi có nhiều chuồng trại chăn nuôi xung quanh.

Ngoài ra, việc quản lý, kiểm tra các vấn đề về chuồng trại kém. Việc vệ sinh chuồng kém, khu vực chuồng ẩm ướt cũng khiến gà dễ mắc bệnh.

Các con đường lây truyền bệnh

Bệnh lây lan qua đường hô hấp. Gà nuôi nhốt chung thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Gà mắc bệnh truyền bệnh ra ngoài khi hít thở.

Đặc biệt, bệnh lây lan nhanh, bùng phát mạnh khi khu vực chuồng trại có nhiều khí độc, mùi hôi ở nền chuồng do CO2, NH3,…

Gà mắc bệnh APV có những biểu hiện gì?

Một số biểu hiện bên ngoài có thể quan sát
Một số biểu hiện bên ngoài có thể quan sát

Triệu chứng của gà bị APV

Gà khi mắc APV thường xuất hiện một số biểu hiện bên ngoài có thể quan sát được như:

  • Ở gà con:

Gà con mắc bệnh tăng trưởng rất chậm, ngoài ra không xuất hiện thêm các triệu chứng.

  • Ở gà thịt trưởng thành:
    •  Đầu gà run, phần đầu và mặt gà sưng phù.
    • Gà thở nhanh, khó thở, ho khọc khẹt
    • Mũi gà bị viêm gây ra tắc mũi, nghẹt mũi
    • Gà sụt cân nhanh, gầy yếu.
    • Một số trường hợp bị liệt chân, cỏ vẹo một bên, di chuyển khó khăn.
  • Gà đẻ mắc bệnh:
    • Gà đẻ mắc bệnh khiến chất lượng trứng giảm. Vỏ trứng màu nhạt, xuất hiện dị dạng.
    • Tỷ lệ sinh sản giảm từ 3 – 30%

Bệnh tích APV trên gà?

Biểu hiện bệnh tích khi mổ khám:

  • Xuất hiện tình trạng viêm và tạo một lớp Fibrin màu vàng dưới da ở vùng đầu và da má
  • Mí mắt bị viêm sưng, gây mù mắt
  • Khí quản gà có dịch nhầy nhưng không xuất huyết. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh APV nặng sẽ có xuất huyết ở cuối đường khí quản.
  • Ở gà đẻ, buồng trứng bị hỏng. Trứng non có thể bị vỡ gây ra viêm phúc mạc

Các phương pháp phòng bệnh APV

Tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm vacxin giúp phòng bệnh hiệu quả
Tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm vacxin giúp phòng bệnh hiệu quả

Biện pháp phòng bệnh cho gà

  • Tuân thủ nghiêm ngặt những biện pháp vệ sinh an toàn trong thú ý
  • Luôn giữ cho khu vực chăn và  môi trường  xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo.
  • Nên khử trùng định kỳ , rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi.
  • Sử dụng Vacxin để kiểm soát bệnh
  • Cần nuôi gà với mật độ phù hợp, không nên nuôi gà với mật độ cao, dày đặc.

Điều trị bệnh APV ở gà 

Khi nhận thấy gà xuất hiện những triệu chứng của bệnh APV như: Gà giảm ăn, ủ rũ, phần đầu, mặt bị sưng. Bà con cần tiến hành chữa trị và bảo vệ đàn gà khỏe mạnh còn lại tránh bị lây nhiễm.

Khi nhận thấy có dấu hiệu bệnh ở gà, người nuôi cần thực hiện các bước sau:

  • Đầu tiên, cần nhanh chóng tiến hành sàng lọc và cách ly gà mắc bệnh. Điều này giúp việc chăm sóc, theo dõi bệnh tốt hơn và hạn chế lây lan sang gà còn khỏe.
  • Tiến hành vệ sinh khử trùng toàn bộ các dụng cụ chăn nuôi, khu vực chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
  • Điều trị cho gà mắc bệnh bằng thuốc kết hợp bổ sung thêm vitamin và thuốc bổ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp gà hồi phục nhanh hơn.

Các loại thuốc đặc trị bệnh APV cho gà

Đây là căn bệnh do virus gây nên và chưa có thuốc đặc trị. Khi gà mắc bệnh bà con chỉ có thể dùng thuốc để chống bội nhiễm, và hỗ trợ hồi phục cho gà nhanh hơn. Một số loại thuốc chống bội nhiễm cho gà như:

  • Thuốc Dipyrone pha với Vacxin SHS nhỏ mắt cho gà.
  • Thuốc uống: Tilmicosin, Lincomycin, Florfenicol, Brom- Hexine và Dexamethasone.

 Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh APV ở gà là gì? Cách phòng và chữa bệnh hiệu quả. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị bệnh APV hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về bệnh APV ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here