Bệnh EDS ở gà là một trong những căn bệnh truyền nhiễm ở gà mái. Bệnh làm giảm tỷ lệ đẻ trứng của gà, chất lượng trứng giảm hiệu quả kinh tế cho bà con chăn nuôi.

Bài viết dưới đây, traigaviet.net sẽ cung cấp cho bà con chăn nuôi đặc điểm nhận biết bệnh EDS hội chứng giảm đẻ ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi có thể phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình hơn. Hãy theo dõi ngay sau đây nhé!

Bệnh EDS ở gà là gì?

Bệnh EDS hay còn được gọi là Hội chứng giảm đẻ 
Bệnh EDS hay còn được gọi là Hội chứng giảm đẻ

Hội chứng giảm đẻ ở gà hay bệnh EDS ở gà là một loại bệnh truyền nhiễm trên gà mái. Làm giảm số lượng trứng nhanh, gà không còn đạt được tỷ lệ sinh sản cao. Ngoài ra, chất lượng trứng khi sinh ra không ổn định.

Bệnh chỉ xảy ra ở gà đẻ thương phẩm và gà đẻ giống trong giai đoạn bắt đầu đẻ. Hoặc trong giai đoạn gà đang đẻ trứng. Trong giai đoạn khoảng 26 – 35 tuần tuổi là giai đoạn khai thác trứng.

Nguyên nhân gây bệnh EDS ở gà?

Hội chứng giảm đẻ gây ra do một loại virus có tên Adenovirus. Đây là loại virus thường xuất hiện trên gia cầm thuộc dòng BC14, virus 127.

Các con đường lây truyền bệnh

Bệnh có thể lây truyền qua trứng
Bệnh có thể lây truyền qua trứng

Bệnh thường lan truyền giữa các chú gà nuôi trong đàn với nhau. Với các phương thức lây nhiễm:

  • Bệnh lây truyền qua trứng. Những đàn gà đẻ đã mang mầm bệnh, virus truyền mầm bệnh ra ngoài từ trứng. Sau đó gây nhiễm cho gà khỏe mạnh được nuôi chung trong chuồng.
  • Lây truyền từ gà mẹ qua gà con thông qua trứng bị nhiễm bệnh.
  • Bệnh lây truyền ngang. Thông qua các qua chất độn chuồng đã nhiễm mầm bệnh do những con mang trùng thải ra phân và trứng.

Gà mắc bệnh EDS có những biểu hiện gì?

Trứng của gà mắc bệnh bị dị dạng
Trứng của gà mắc bệnh bị dị dạng

Triệu chứng của gà mắc bệnh giảm đẻ

Một số biểu hiện của gà mắc bệnh EDS mà bà con nên chú ý:

  • Gà đang đẻ bình thường, tự nhiên giảm đẻ đột ngột. Tỷ lệ trứng giảm xuống từ 10-30% và kéo dài liên tục. Có khi tỷ lệ giảm đến 50%.
  • Mặc dù mắc bệnh nhưng gà vẫn ăn uống bình thường và không chết.
  • Đối với một số gà mắc bệnh, có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, gà thiếu máu, mệt mỏi.
  • Trứng của gà mắc bệnh có vỏ sần sùi, hình dạng trứng ngắn.
  • Chất lượng trứng kém. Lòng trắng loãng, tỷ lệ ấp nở của trứng giảm
  • Trứng bị mất đi sắc tố trứng, phần vỏ tiêu biến, chỉ có phần vỏ lụa hoặc có vỏ canxi nhưng bị biến dạng.

Bệnh tích của bệnh EDS trên gà?

Virus gây bệnh làm buồng trứng của gà không hoạt động
Virus gây bệnh làm buồng trứng của gà không hoạt động

Virus gây bệnh chỉ làm buồng trứng của gà không hoạt động và gây teo ống dẫn trứng. Một số trường hợp, tử cung gà mắc bệnh bị viêm, phù thũng. Trứng non không phát triển

Ngoài một số bệnh tích trên, không có thêm các tổn thương đặc biệt nào trên cơ thể gà.

Các phương pháp phòng bệnh EDS ở gà

Phòng bệnh cho gà bằng Vacxin
Phòng bệnh cho gà bằng Vacxin

Biện pháp phòng bệnh cho gà

Để phòng bệnh cho gà bà con nên thực hiện các phương pháp dưới đây:

  • Phòng bệnh cho gà bằng Vacxin:
    • Vacxin đơn giá phòng bệnh giảm đẻ ở gà
    • Vacxin đa giá:  Sử dụng Vacxin ND-IB-EDS K và ND-IB-EDS Emulsion để phòng bệnh giảm đẻ ở gà. Ngoài ra, sử dụng vacxin này còn phòng bệnh Niu-cat-xơ và Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà. 
  • Giữ vệ sinh khu vực chuồng trại:

Cần vệ sinh định ký khu vực nuôi nhốt, các dụng cụ chăn nuôi. Phun thuốc sát khuẩn để tiêu diệt các mầm bệnh trong môi trường xung quanh..

  • Chọn giống chất lượng: 

Nên chọn mua gà giống ở những cơ sở uy tín, chất lượng. Gà được tiêm phòng bệnh cẩn thận.

  • Bổ sung dưỡng chất cho gà:

Trong quá trình nuôi, nên sử dụng các loại vitamin, thuốc bổ trợ giúp tăng sức đề kháng cho gà. Chống lại stress cho gà khi môi trường có sự thay đổi. 

Điều trị bệnh EDS ở gà

Hiện nay, chưa có biện pháp và thuốc đặc trị đặc hiệu cho bệnh này. Vì vậy, bà con cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho gà. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc giúp kích thích buồng trứng phát triển, tăng tỷ lệ sinh sản của gà.  Kéo dài chu kỳ đẻ của gà tăng năng suất trứng.

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh EDS ở gà là gì? Cách phòng và chữa bệnh hiệu quả. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị bệnh giảm đẻ hiệu quả cho đàn gà của mình. Giúp hạn chế thiệt hại về kinh tế cho bà con chăn nuôi.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về bệnh EDS ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here