Bệnh tụ huyết trùng ở gà được xem như là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì có thể gây chết hàng loạt.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết tụ huyết trùng ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?

Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà
Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà

Là mộ căn bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây bại huyết và chết đột ngột cho gà. Đặc biệt với gia cầm lớn khoảng 20 tuần tuổi trở lên có tỷ lệ mắc bệnh cao. Bệnh thường xảy ra lặp lại theo vùng và theo mùa. 

Những khu vực nào đã nhiễm bệnh thường sẽ bùng phát bệnh vào những năm sau nếu không có biện pháp phòng hiệu quả. Ngoài ra, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa. Bệnh có thể xuất hiện trên hầu hết các giống gà và các loại gia cầm khác.

Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà?

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida, loại vi khuẩn Gram (-). Vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng khi gặp các yếu tố bất lợi như: thời tiết xấu, mưa nhiều, khu vực chuồng nuôi kém vệ sinh, thức ăn không đảm bảo,..

Đây là loại vi khuẩn có sức đề kháng rất cao. Chúng có thể sống ở môi trường bên ngoài cơ thể từ 2-3 ngày mới chết. Nếu chúng sống trong cơ thể động vật bị chết, thời gian có thể kéo dài vài tuần. Đặc biệt, nếu chúng ở trong tủy xương, vi khuẩn có thể tồn tại cả tháng. Chính vì vậy, môi trường thường có mầm bệnh và lây nhiễm bệnh vào nước uống và thức ăn của gà.

Các con đường lây truyền bệnh

  • Lây nhiễm qua thức ăn, nước uống bị dính mầm bệnh.
  • Lây nhiễm từ gà mắc bệnh hoặc mang trùng thải ra môi trường.
  • Nhiễm bệnh từ đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe khi chuyển đàn hay ghép đàn.
  • Do các loài chim hoặc các loài gặm nhấm như chuột mang trung từ nơi này qua nơi khác. Hoặc từ chuồng nuôi này qua chuồng nuôi khác.
  • Trong đàn gà nhiễm bệnh cũng có thể lây truyền chéo bằng nhiều cách:
    • Mầm bệnh qua dịch mủ dính vào thức ăn, nước uống.
    • Gà mổ ăn xác gà bị bệnh chết.
    • Lây nhiễm qua dụng cụ cho ăn, uống và người nuôi dính mầm bệnh di chuyển từ chuồng nuôi này qua chuồng nuôi khác.
    • Nhiễm bệnh khi tiến hành thụ tinh nhân tạo cho gà.

Gà bị bệnh tụ huyết trùng có những biểu hiện gì?

Gà mắc bệnh có biểu hiện tích sưng to
Gà mắc bệnh có biểu hiện tích sưng to

Triệu chứng khi mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà

  • Với giai đoạn cấp tính ban đầu:
    • Gà đột ngột chết, với tỷ lệ cao, chết hàng loạt.
    • Gà có trạng thái mệt mỏi, mào bị tím tái.
    • Gà mắc bệnh đi lại chậm chạp. Cánh và chân gà có thể bị liệt, không di chuyển được.
    • Đi ngoài bất thường. Phân trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có lẫn máu tươi.
    • Gà khó thở. Chảy nước mũi, nước miếng.
  • Giai đoạn sau 4 -5 ngày kể từ khi có con chết đầu tiên:
    • Tích gà sưng, mũi sưng. Gà bị viêm khớp, đi lại khó khăn, nặng hơn có thể bị bại liệt.
    • Mắt gà sưng, viêm kết mạc đỏ.
    • Gà đẻ mắc bệnh năng suất trứng giảm.

Bệnh tích tụ huyết trùng trên gà?

Gan gà nhiễm bệnh bị hoại tử có màu vàng
Gan gà nhiễm bệnh bị hoại tử có màu vàng
  • Khi mổ khám những con chết ngày đầu, các bệnh tích thường không rõ. Một số bệnh tích có thể xuất hiện:
    • Thịt gà có màu đỏ sâm. Vùng đầu gà có màu nhợt nhạt.
    • Phổi gà có màu đỏ do tụ máu. Có một vài vết sẫm đen.
    • Gan bị sưng lên hoặc có máu.
  • Sau 2 – 3 ngày, mổ khám bệnh tích:
    • Mỡ vành tim xuất huyết, phần bao tim tích nước.
    • Phổi bị tụ huyết có màu đen.
    • Gan có thể xuất huyết vệt hoặc bị hoại tử có màu vàng.
    • Ở gà đẻ, buồng trứng đôi khi sung huyết đỏ hoặc xuất huyết. Trứng non bị vỡ.
    • Một số trường hợp ruột bị viêm ở ở đoạn trực tràng.
    • Khớp gà có khi bị viêm, có dịch màu vàng.
    • Túi kết mạc và tích gà bị phù thũng hoặc xuất hiện mủ trắng.

Phương pháp phòng và trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Sử dụng vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho gà
Sử dụng vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho gà

Biện pháp phòng bệnh

  • Phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà bằng Vacxin: 

Để phòng bệnh cho gà người chăn nuôi có thể sử dụng một trong hai loại Vacxin: vacxin nhược độc được dùng bằng cách cho uống. Và Vacxin chết nhũ dầu dùng để tiêm.

  • Phòng bệnh ở gà bằng kháng sinh:

Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn hay hòa vào nước uống cho gà. 

  • Một số biện pháp phòng bệnh khác:
    • Giữ vệ sinh thức ăn, nước uống và xử lý khu vực chuồng trại theo định kỳ.
    • Không mang gà từ nơi khác về và giết thịt khi chưa biết rõ nguồn gốc.
    • Khi có gà chết trong đàn cần xử lý ngay. Tuyệt đối, không được giết thịt hoặc vứt bãi những phế phẩm, ruột, lông gà,..tránh gây lây lan bệnh.

Cách chữa và điều trị khi gà nhiễm bệnh

Khi gà mắc bệnh, cần cách ly gà bệnh ra khỏi đàn để tiện cho việc chăm sóc và điều trị. Gà bệnh có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị. Đồng thời kết hợp cho gà dùng thêm các loại vitamin, thuốc giúp giải độc gan thận, men tiêu hóa,..giúp gà phục hồi tốt hơn.

Để bệnh không tái phát, nên phối hợp kháng sinh với kháng huyết thanh đa giá tụ huyết trùng để điều trị.

Các loại thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng cho gà

Hiện nay, đã có một số loại thuốc chuyên biệt có tác dụng trị bệnh tụ huyết trùng khá hiệu quả. Khi gà mắc bệnh này, bà con có thể sử dụng thuốc Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin. dùng để trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gà.

Một số kháng sinh có tác dụng tốt cho việc trị bệnh ở gà: Ampicillin, Gentamycin,Septotryl, Gentamycin,…

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì? Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất 07/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị bệnh tụ huyết trùng hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về bệnh tụ huyết trùng ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here