Bệnh Gumboro ở gà là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Gà mắc bệnh sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch và có thể gây chết hàng loạt. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì có thể gây chết hàng loạt.

Bài viết dưới đây, traigaviet.net sẽ cung cấp cho bà con chăn nuôi về đặc điểm nhận biết Gumboro ở gà và cách phòng trị tốt nhất 2024.Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Hãy theo dõi ngay sau đây nhé!

 Bệnh Gumboro ở gà là gì?

Gà mắc bệnh ủ rũ mệt mỏi
Gà mắc bệnh ủ rũ mệt mỏi

Bệnh Gumboro – IBD là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra do virus. Bệnh này chỉ biểu hiện các triệu chứng lâm sàng ở gà từ 1 – 12 tuần tuổi. Và rõ nhất vào giai đoạn 4- 8 tuần tuổi. Ở giai đoạn này, bệnh có thể phát triển 100% và tỷ lệ chết khá cao từ 20-50%.

Bệnh này xuất hiện trên các giống gà công nghiệp và gà ta. Gà mắc bệnh sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch trầm trọng. Cơ thể gà ủ rũ, lông xù, tiêu chảy, phân màu trắng. 

Nguyên nhân gây bệnh ?

Bệnh Gumboro do virus tên là Biruaviridal gây nên. Virus này có thể tồn tại trong nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt. Là một loại virus bền vững vì vậy mà chúng có thể tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể từ 54 – 122 ngày. Khi tồn tại ở ngoài môi trường, độc lực của loại virus này tăng lên. Nên các ổ dịch sau thường bệnh nặng hơn và tỷ lệ chết cao hơn. 

Con đường lây truyền bệnh

Bệnh Gumboro trên gà là bậy truyền nhiễm, và con đường truyền lây chủ yếu là:

  • Lây bệnh qua trứng từ gà mẹ qua gà con
  • Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa. Gà hít thở hoặc ăn uống phải mầm bệnh.
  • Lây nhiễm qua các dụng cụ chăn nuôi 
  • Lây nhiễm qua vacxin được điều chế từ phôi gà đã nhiễm bệnh

Virus bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể gà bắt đầu sinh sôi và phát triển trong tế bào của ống tiêu hóa và gan. Sau đó, chúng di chuyển tới túi Fabricius ( túi tròn nằm trong cơ thể ở phía trên hậu môn). Khiến túi Fabricius bị viêm, mất khả năng sản sinh các kháng thể.  Điều này khiến cho việc hệ miễn dịch của gà kém đi. Tăng khả năng bội nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác.

Gà mắc bệnh Gumboro có những biểu hiện gì?

Biểu hiện lù đù, chậm chạp
Biểu hiện lù đù, chậm chạp

Triệu chứng của gà bị Gumboro

Sau khi gà bị nhiễm bệnh, trong vòng 2 -3 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng với các biểu hiện bên  ngoài như: 

  • Gà bắt đầu bay nhảy lung tung, cắn mổ lẫn nhau. Sau đó, bắt đầu biếng ăn, xù lông và lù đù, chậm chạp.
  • Gà bị tiêu chảy. Phân gà loãng và trắng sau có màu nâu. Xung quanh hậu môn bị dính phân.
  • Trọng lượng gà giảm xuống nhanh chóng. Đi lại run rẩy, không vững.
  • Tỷ lệ lây lan nhanh. Trong vòng 2 -5 ngày có thể lây lan sang toàn đàn.
  • Tỷ lệ chết từ 10 – 30%. Trước khi chết, gà thường bị liệt chân và kêu ré lên.
  • Thời gian phát bệnh gà thịt khoảng 20 – 40 ngày tuổi. Gà đẻ thường phát bệnh từ 30 – 80 ngày tuổi.

Bệnh tích Gumboro ở gà?

Mổ quan sát túi Fabricius
Mổ quan sát túi Fabricius

Bệnh tích của gà được đánh giá thông qua việc giải phẫu gà mắc bệnh. Một số bệnh tích điển hình của bệnh Gumboro ở gà:

  • Mổ Gà ngày đầu phát bệnh: 

Túi Fabricius của gà sưng to, có nhiều dịch nhầy trắng

  • Mổ gà ngày thứ hai sau khi phát bệnh:  

Túi Fabricius bị sưng đỏ, thận sưng bị nhạt màu. Phần ruột sưng, có nhiều dịch nhầy bên trong.

  • Mổ gà mắc bệnh ngày thứ 3:

Quan sát thấy túi Fabricius bị xuất huyết lấm tấm vùng nhỏ hoặc vùng lớn. Phần cơ đùi và ngực gà bị xuất huyết, có vệt đỏ hoặc bị thâm đen.

  • Mổ gà mắc bệnh ngày thứ 5 -ngày 7: 

Thấy túi Fabricius teo nhỏ lại. Các cơ đùi và ngực bị bầm tím từng vệt. Xác gà nhợt nhạt. 

Các phương pháp phòng bệnh Gumboro ở gà

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Biện pháp phòng bệnh Gumboro cho gà

  • Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú ý:

Để phòng bệnh cho gà người nuôi cần chú ý xử lý chuồng trại. Định kỳ xử lý theo tháng và sau mỗi đợt nuôi bằng Chloramin 0.5% trong 10 phút. 

Với chuồng có gà bị bệnh cần khử trùng mỗi tuần 1 lần. Sau 2-3 tháng mới được thả lứa gà mới.

  • Phòng bệnh bằng vacxin:

Hiện nay có hai loại vacxin được khuyến khích sử dụng cho gà để phòng trị bệnh Gumboro:

    • Vacxin Gumboro nhược độc đông khô: Vacxin dùng cho gà ở giai đoạn 1 đến 90 ngày tuổi.
    • Vacxin vô hoạt
    • Vacxin điều chế  từ chủng virus

Các loại vacxin có thể dùng cho gà bằng cách tiêm, nhỏ mắt, mũi hoặc pha với nước cho gà uống.

Điều trị bệnh Gumboro ở gà 

Hiện nay, trên thị trường chưa điều chế được thuốc đặc trị cho bệnh này. Khi gà mắc bệnh, người nuôi có thể dùng các loại thuốc bổ để trợ sức cho gà và cầm máu liên tục từ 3 -5 ngày. Giúp giảm thiểu tối đa tỷ lệ chết của gà do mắc bệnh và kiệt sức không ăn. 

Các loại thuốc đặc trị bệnh Gumboro cho gà

Sử dụng Vacxin để phòng bệnh cho gà
Sử dụng Vacxin để phòng bệnh cho gà

Thuốc đặc trị bệnh Gumboro cho gà không có. Người nuôi có thể tham một số loại thuốc phối hợp tiêm hỗ trợ điều trị bệnh Gumboro như:

  • Tiêm Glucoza 5% dùng phối hợp với nước sinh lý mặn 9‰ với liều lượng: 1-2ml/con/ngày.
  • Sử dụng Vitamin C500: Liều lượng 0,5ml/con/ngày.
  • Sử dụng B complex: 1 ống/10 con/ngày
  • Sử dụng Vitamin K: 1 ống/10 con/ ngày.
  • Sử dụng Amino axit: 1ml/10 con/ngày

Bà con lưu ý nên tiêm ngay khi phát hiện gà có triệu chứng xù lông để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh Gumboro ở gà là gì? Cách phòng và chữa bệnh hiệu quả. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị bệnh Gumboro hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về bệnh Gumboro ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cảm ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here