Bệnh sán dây ở gà là bệnh do ký sinh trùng sán dây gây ra khiến gà kém phát triển. Nếu không phát hiện sớm và các biện pháp điều trị đúng cách thì có thể giảm hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết sán dây ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

Bệnh sán dây ở gà là gì?

Thường xuất hiện nhiều ở các mô hình nuôi gà thả vườn
Thường xuất hiện nhiều ở các mô hình nuôi gà thả vườn

Bệnh sán dây ở gà là căn bệnh do ký sinh trùng là sán dây gây ra. Chúng ít gây ảnh hưởng trên những đàn gà thương phẩm. Nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến kinh tế của người chăn nuôi. Đặc biệt là ở các giống gà đẻ.

Bệnh sán dây trên gà thường xuất hiện nhiều ở những mô hình nuôi gà thả vườn. Vì môi trường nuôi có nhiều mầm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh?

Nguyên nhân gây bệnh trên gà là ký sinh trùng sán dây. Chúng thường có chiều dài 0,3mm – 25cm. Chúng ký sinh và bám vào thành ruột để hút các chất dinh dưỡng. Những đoạn giun trưởng thành chứa trứng và bài xuất ra ngoài theo phân.

Ở môi trường ngoài cơ thể, trứng được các ký chủ trung gian như ruồi, kiến, ốc sên và các loại động vật chân đốt khác ăn phải. Sau khi vào cơ thể chứng phát triển thành kén sán. Khi gà ăn phải các ký chủ trung gian có chứa kén sán. Sau khi vào đường tiêu hóa, các nang sán sẽ được giải phóng và bám vào niêm mạc ruột và phát triển tại đây. Thời gian từ khi nhiễm đến khi kén sán trưởng thành kéo dài khoảng 2 -3 tuần.

Các con đường lây truyền bệnh

Con đường lây bệnh chủ yếu là do gà ăn phải các ký chủ trung gian có chứa kén sán. Sau khi gà ăn vào, dưới tác dụng của men tiêu hóa các nang sán được giải phóng và phát triển. 

Gà bị bệnh sán dây có những biểu hiện gì?

Gà nhiễm bệnh sán dây còi cọc, xanh xao, ủ rũ
Gà nhiễm bệnh còi cọc, xanh xao, ủ rũ

Triệu chứng khi mắc bệnh sán dây ở gà

Thường gà từ hai tháng tuổi trở lên mới bị nhiễm bệnh nhiều. Khi mắc bệnh gà thường xuất hiện các triệu chứng:

  • Gà chậm phát triển, chậm lớn.
  • Gà có biểu hiện giảm ăn. Gà xù lông, còi cọc.
  • Xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Thiếu máu da khiến da gà nhợt nhạt.
  • Niêm mạc gà xanh xao, nhợt nhạt.
  • Ở gà đẻ thấy lông gà xơ xác, tỷ lệ sinh sản giảm.

Bệnh tích sán dây trên gà?

Quan sát thấy sán có màu trắng
Quan sát thấy sán có màu trắng

Khi mổ khám ở gà nhiễm bệnh. Có thể quan sát thấy một số bệnh tích điển hình:

  • Niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm và có tình trạng xuất huyết ở nhiều điểm khác nhau. Do sán bám vào thành ruột từng điểm một.
  • Trên niêm mạc ruột khi mổ ra có thể dễ dàng thấy được sán có màu trắng. Chúng có có từng loại dài ngắn khác nhau. Sán bám vào niêm mạc ruột.

Phương pháp phòng và trị bệnh sán dây ở gà

Khi nhận thấy dấu hiệu bệnh, người nuôi cần nhanh chóng tiến hành điều trị
Khi nhận thấy dấu hiệu bệnh, người nuôi cần nhanh chóng tiến hành điều trị

Biện pháp phòng bệnh

  • Vệ sinh chuồng trại định kỳ. Đặc biệt cần dọn phân thường xuyên. Hạn chế tối đa để trứng sán dây không tồn tại trong chuồng nuôi.
  • Sử dụng các loại thuốc sát trùng, thuốc xử lý và tiêu diệt các loại ký chủ trung gian như ruồi, muỗi, kiến, ốc sên,…
  • Xây dựng và sắp xếp chuồng nuôi và sân nuôi xoay vòng. Không nuôi chung gà đẻ với gà con trong cùng một chuồng nuôi. Vì trứng sán ở gà lớn có thể lây nhiễm sang gà con.
  • Định kỳ thực hiện tẩy sán cho gà. Lần 1 khi 1 tháng tuổi và cứ 2 – 3 tháng thực hiện một lần.

Cách chữa và điều trị khi bị bệnh

Khi nhận thấy dấu hiệu bệnh giun sán trên gà, người nuôi cần nhanh chóng tiến hành điều trị để hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh gây ra trên đàn gà. Bà con có thể tham khảo các cách chữa bệnh cho gà:

  • Tiến hành cách ly những chú gà có triệu chứng nhiễm bệnh để hạn chế nguồn lây. Đồng thời, tiện cho việc quan sát và điều trị bệnh.
  • Sau đó, cho gà sử dụng thuốc tẩy giun sán để xử lý mầm bệnh sán. Bà con có thể trộn thuốc vào thức ăn cho gà ăn.

Lưu ý, trong quá trình điều trị nên tránh cho gà ăn rau xanh hay cỏ. Đồng thời, bổ sung các loại Vitamin, men tiêu hóa giúp gà tăng đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị.

Các loại thuốc đặc trị bệnh sán dây ở gà

Một số loại thuốc đặc hiệu giúp xử lý sán dây cho gà: Arecolin, Bromasalaxilamit, Nilosamid,…Khi sử dụng, người nuôi nên xem hướng dẫn sử dụng và liều lượng thuốc để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả nhất. 

Lời kết

Bài viết trên đây, Trại gà Việt đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh sán dây ở gà là gì? Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất 07/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị bệnh sán dây hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về Bệnh sán dây ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here