Bệnh mổ cắn ở gà là một hiện tượng phổ biến trong chăn nuôi. Gà mắc bệnh thường mổ cắn lẫn nhau gây ra các vết thương hở. Nếu không phát hiện và có biện pháp khắc phục, điều trị đúng cách sẽ gây ra thiệt hại cho đàn gà.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết bệnh mổ cắn ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

Bệnh mổ cắn ở gà là gì?

Là hiện tượng mổ hoặc cắn phần lông của lưng, cánh hay đuôi gà
Là hiện tượng mổ hoặc cắn phần lông của lưng, cánh hay đuôi gà

Bệnh mổ cắn ở gà là hiện tượng mổ hoặc cắn lông lưng, lông cánh, đuôi gà. Thậm chí, một số trường hợp gà có thể mổ cắn thủng cả phao câu.

Đây là căn bệnh thường xuyên xảy ra trong chăn nuôi gà. Đặc biệt, bệnh xuất hiện nhiều ở mô hình nuôi gà công nghiệp và mô hình nuôi bán công nghiệp.

Nguyên nhân gây bệnh?

  • Do tập tính tự nhiên của gà
    • Do bản năng sinh tồn. Gà tranh giành thức ăn hay tranh chấp vị trí cao thấp trong đàn.
    • Do gà thích mùi tanh
    • Gà dễ bị kích thích. Chúng thường thích dùng mỏ để mổ các vật mới lạ. Đặc biệt, chúng chúng dễ bị kích thích khi thấy màu đỏ. Vì vậy, chỉ cần một con gà bị mổ cắn chảy máu, các con khác sẽ xúm lại mổ cắn tiếp.
    • Gà bị stress do thời tiết. 
  • Do quá trình chăn nuôi chưa quản lý tốt
    • Gà không được cung cấp đủ thức ăn
    • Mật độ nuôi quá đông.
    • Cường độ anh sáng quá mức và chuồng không thông thoáng.
    • Cho gà ăn muộn, số lượng nuôi của đàn không hợp lý. 
  • Một số nguyên nhân khác:

Có thể gà mắc một số bệnh truyền nhiễm, gà dùng kháng sinh dài ngày, gà bị nhiễm giun sán,.. cũng có thể gây ra hiện tượng mổ cắn nhau ở gà.

Các con đường lây truyền bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ tập tính tự nhiên và quá trình chăn nuôi gà. Vì vậy, về cơ bản bệnh không có tính lây nhiễm. 

Gà bị bệnh mổ cắn có những biểu hiện gì?

Gà mổ cắn một số bộ phận như hậu môn hay lông lưng
Gà mổ cắn một số bộ phận như hậu môn hay lông lưng

Triệu chứng khi mắc bệnh mổ cắn ở gà

Biểu hiện triệu chứng bệnh mổ cắn rất đặc trưng, người chăn nuôi có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Đầu tiên, một số con gà trong đàn mổ lông nhau, mổ cắn chân, đuôi, và hậu môn. Một số trường hợp, chúng thậm chí cắn ăn một số bộ phận như mào, hậu môn hay ngón chân.

Đặc biệt, khi trong đàn có gà bị vết thương hở, chảy máu. Gà sẽ bị kích thích, cả đàn sẽ tập trung cắn mổ vết thương của chú gà kia.

Bệnh tích mổ cắn trên gà?

Gà mổ cắn thường có các vết thương hở, hay bị rụng lông. Không có bệnh tích điển hình.

Phương pháp phòng và trị bệnh mổ cắn ở gà

Phòng bệnh hiệu quả cho gà
Phòng bệnh hiệu quả cho gà

Biện pháp phòng bệnh

  • Phòng bệnh bằng vệ sinh:
    • Cần thường xuyên vệ sinh khu vực chuồng nuôi. Đảm bảo chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ. Hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp quá lâu vào chuồng.
    • Cần chú ý mật độ nuôi gà không nên quá đông. 
  • Kiểm tra và bổ sung đầy đủ thức ăn cho gà, không để gà bị đói. Kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc bổ, giúp gà bổ sung chất dinh dưỡng đầy  đủ.
  • Phòng bệnh bằng tác động cơ học:
    • Tiến hành là mỏ hoặc cắt mỏ cho gà: Khi gà được 7 ngày tuổi, dùng thiết bị cắt ½ mỏ. Hoặc tiến hành cắt mỏ cho gà khi được 7 tuần tuổi.
    • Đeo kính cho gà: Đeo kính giúp che khuất tầm nhìn, hạn chế gà bị kích thích mổ cắn nhau.

Cách chữa và điều trị khi bị bệnh

Nên điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp để hạn chế tình trạng mổ cắn
Nên điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp để hạn chế tình trạng mổ cắn

Bệnh mổ cắn ở gà gây ra do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, có nhiều biện pháp để chữa và khắc phục tình trạng bệnh. Đầu tiên, người nuôi cần tách riêng gà có hiện tượng mổ cắn. Sau đó, sử dụng thuốc bôi xanh methylen bôi vào vết thương của gà. Việc này giúp phòng tránh gà tiếp tục bị mổ.

Đồng thời, bà con cần giảm mật độ nuôi để hạn chế tình trạng mổ cắn tiếp tục. Kết hợp bổ sung thêm các chất khoáng và các loại vitamin vào khẩu phần ăn của gà. Sử dụng thêm các loại thức ăn có chứa chất xơ như rau xanh, cây chuối cho gà ăn.

Các loại thuốc đặc trị bệnh mổ cắn cho gà

Bệnh gây ra do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh có biện pháp xử lý và điều trị riêng.

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh mổ cắn ở gà là gì? Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất 05/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị Bệnh mổ cắn hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về Bệnh mổ cắn ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here