Bệnh Coryza ở gà hay bệnh sưng phù đầu ở gà là một căn bệnh hô hấp cấp tính. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho bà con chăn nuôi.

Bài viết dưới đây, Traigaviet.net sẽ cung cấp đặc điểm nhận biết Coryza ở gà và cách chữa trị tốt nhất 2024. Thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà con chăn nuôi đề phòng và trị bệnh hiệu quả cho trại gà của mình đấy. Cùng theo dõi thêm ngay sau đây nhé! 

 Bệnh Coryza ở gà là gì?

Bệnh có thể xảy trên gà ở mọi giai đoạn
Bệnh có thể xảy trên gà ở mọi giai đoạn

Bệnh Coryza ở gà hay bệnh sưng phù đầu, sổ mũi truyền nhiễm là bệnh về hô hấp. Bệnh xảy trên gà ở mọi giai đoạn. Bệnh gây ra các triệu chứng như sưng đầu, viêm xoang mũi. Thỉnh thoảng ở các mô liên kết chảy dịch hoặc có mủ trắng đặc đóng thành cục ở xoang mũi.

Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh Coryza ở gà do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum (vi khuẩn Gram -). Là một vi khuẩn hiếu khí, khi nuôi cấy trong môi trường thạch máu sau 24 tiếng cho ra những vi khuẩn lạc nhỏ tách rời.

Vi khuẩn gây bệnh được chia làm 3 chủng Serotype A,B và C có sự tương quan về các thụ thể tế bào.Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại 2-3 ở môi trường bên ngoài, và dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt và chất sát trùng.

Các con đường lây truyền bệnh

  • Bệnh lây truyền từ đàn gà nhiễm bệnh sang đàn gà khỏe. Do nhập đàn mới về hoặc di chuyển đàn tới khu vực khác đã có mầm bệnh từ trước.
  • Lây nhiễm qua môi trường chuồng trại. Lây nhiễm qua phân có chứa mầm bệnh. Gà hít phải mầm bệnh có trong không khí.
  • Lây qua thức ăn, nước uống. Do gà mắc bệnh chảy dịch viêm từ mũi dính vào thức ăn, nước uống. Những con khác ăn phải và nhiễm bệnh.

Gà bị bệnh Coryza có những biểu hiện gì?

Gà mắc bệnh bị sưng phù đầu và phần mặt
Gà mắc bệnh bị sưng phù đầu và phần mặt

Triệu chứng khi mắc bệnh Coryza ở gà 

Sau khi nhiễm bệnh từ 30 – 48 giờ, gà bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bên ngoài có thể nhận thấy được:

  • Gà bị sưng phù đầu và phần mặt.
  • Dịch viêm chảy ra từ mũi. Thời gian đầu dịch trong, sau đó đặc và đóng thành cục mủ trắng. Khi ấn tay vào thấy cứng, hai bên mũi thấy phình to.
  • Mắt gà bị viêm kết mạc, hai mí mắt bị dính lại không mở ra được hoặc mở hé một phần. Điều này khiến gà ăn uống khó khăn, gà có thể chết do kiệt sức.
  • Các triệu chứng bệnh có thể kéo dài hai tuần, khi gà khỏi bệnh sẽ tạo được hệ miễn dịch kháng bệnh từ 2-3 tháng.
  • Tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ gây chết của bệnh thấp. Gà khỏi bệnh tuy có thể miễn dịch với bệnh nhưng chúng lại mang virus làm lây nhiễm qua đàn mới.
  • Giai đoạn cuối của bệnh, gà có thể thở khó và ho. Điều này do dịch viêm cô đặc lại trong xoang mũi làm gà nghẹt thở.
  • Ở gà đẻ mắc bệnh, tỷ lệ đẻ giảm do gà kém ăn.

Bệnh tích Coryza trên gà?

Ở xoang mũi quan sát thấy dịch viêm đặc trắng như bã đậu
Ở xoang mũi quan sát thấy dịch viêm đặc trắng như bã đậu
  • Mổ ở xoang mũi quan sát thấy dịch viêm lúc đầu hơi loãng, có màu trong, sau đó đặc trắng như bã đậu.
  • Các tổ chức ở dưới da, đầu và tích bị phù thũng.
  • Phần xoang ở hốc mắt có chất dịch viêm trắng bã đậu.
  • Ở mắt, màng niêm mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ.

Phương pháp phòng và trị bệnh Coryza ở gà

Không để gà bệnh nhốt chung với gà khỏe mạnh
Không để gà bệnh nhốt chung với gà khỏe mạnh

Biện pháp phòng bệnh

  • Không để gà bệnh nhốt chung với gà khỏe mạnh.
  • Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống theo định kỳ để hạn chế sự phát triển của virus và sự lây nhiễm giữa con bệnh và con khỏe.
  • Dùng kháng sinh hòa vào nước hoặc trộn chung với thức ăn của gà. Giúp ngăn chặn và tiêu diệt mầm bệnh có trong thức ăn và nước uống.
  • Phòng bệnh cho gà bằng vacxin chết vô hoạt hoặc Vacxin vô hoạt nhũ dầu.
  • Áp dụng quy trình chăn nuôi: Nhập cùng đợt, xuất cùng đợt. Sau mỗi đợt cần xử lý chuồng trại kỹ lưỡng. Sau đó mới tiến hành nhập đàn khác về nuôi để tránh nguồn bệnh lây nhiễm.

Cách chữa và điều trị khi bị bệnh

Đối với gà bị bệnh sử dụng các loại kháng sinh để điều trị
Đối với gà bị bệnh sử dụng các loại kháng sinh để điều trị

Để điều trị hiệu quả và hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh gây ra, người nuôi cần chú ý. 

  • Luôn quan sát và quản lý đàn gà để phát hiện kịp thời. Dựa vào triệu chứng lâm sàng để tách những con có dấu hiệu bệnh ra khỏi đàn để theo dõi.
  • Đối với gà bị bệnh sử dụng các loại kháng sinh để điều trị.
  • Bổ sung các chất điện giải, các loại Vitamin giúp tăng sức đề kháng, miễn dịch cho gà.
  • Sử dụng thêm các loại thuốc giúp long đờm hỗ trợ cho gà hô hấp dễ hơn.

Các loại thuốc đặc trị bệnh Coryza cho gà

Một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng trị bệnh tốt được khuyến cáo sử dụng như: Amoxcicylin, Dihydrostreptomycin, Tylosin, Streptomycin, Flouroquinolones,….

Lời kết

Bài viết trên đây, traigaviet.net đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con về Bệnh coryza ở gà là gì? Đặc điểm nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất 07/2024. Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bà con có thể nhận biết sớm và phòng trị Bệnh coryza  hiệu quả cho đàn gà của mình.

Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích, hãy chia sẻ hoặc click quảng cáo trên trang để ủng hộ nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào về Bệnh coryza ở gà. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cám ơn bà con đã đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here